DIỄN ĐÀN SINH VIÊN VĨNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN VĨNH LONG

Nơi học tập trao đổi + chia sẽ kinh nghiệm giữa các sinh viên Vĩnh Long

Dien dan moi tham lap, mong cac ban ung ho, hay truy cap thuong xuyen, gop phan duy tri he thong.

You are not connected. Please login or register

Miet Thu que toi

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Miet Thu que toi Empty Miet Thu que toi Mon Nov 15, 2010 9:34 am

yennhi_love_cool_boy


Sao cap 1
Sao cap 1

Về miệt thứ U Minh

Miệt thứ, U Minh bây giờ không còn đậm đặc nét hoang dã như thời “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, cũng không còn lắm chuyện kỳ bí để hậu duệ thời nay của bác Ba Phi ăn nhậu rề rà nói dóc bà cố. Nhưng mảnh đất cuối trời phương Nam vẫn có sức hút kỳ lạ với những ai đã từng về, từng có tháng ngày sống mê mải với nơi sông nước mênh mang, rợp trời bông tràm này…


Gác kèo ong



Chiều hè, trời Sài Gòn như đổ lửa. Tôi đang ngồi lơ ngơ giải nhiệt với mấy ly bia, thì người bạn dưới U Minh gọi giật lên: “Về trốn nóng trong rừng tràm đi. Làm gì mà lẩn quẩn với Sài Gòn đất chật người đông hoài dữ cha nội?”. “Ừ thì đi. Nhớ kiếm mồi nhậu bén rượu à nghen”. Ngay trong đêm, tôi quẩy balô nhảy xe khách Mai Linh về Cà Mau.

Đã nhiều lần ngược xuôi miệt này, đã viết tới viết lui lắm bài báo xứ U Minh, nhưng sao tôi vẫn có cảm giác háo hức kỳ lạ. Tình cờ bác tài lại dân chính gốc miền Tây, mê mết ca cổ, cứ xà quần mở tới mở lui đĩa hát “Tình anh bán chiếu”. Tôi lợn quợn hát theo, rồi ngủ quên lúc nào không biết…

Vào rừng

Trời chưa sáng rõ, xe vào bến thành phố Cà Mau. Tôi vừa lú đầu ra đã thấy anh bạn đứng nhe răng cười: “Làm tô cháo cá lóc rồi xuống rừng chơi luôn, chứ xớ rớ ở đây làm gì cha nội!”. Ừ, thì dọt liền. Tôi cũng muốn về lại miệt thứ U Minh với một góc nhìn khác, cái nhìn nhẹ nhàng của một người bạn đi xa, trở về, chứ không phải mắt quan sát của một nhà báo nữa.


Một góc thị trấn U Minh



Gió rừng U Minh buổi sớm mát rượi. Ruộng vườn hai bên đường mênh mang sóng nước lăn tăn. Hai người trên một xe máy chầm chậm xuôi về huyện U Minh. Ngược đường, các lái ong đang hối hả chở mật về thành phố Cà Mau. Cái thứ mật đặc biệt được ong rừng hút từ hoa tràm cho vị thơm ngọt đến mê mẩn đầu lưỡi.

Mặc dù đã quen mặt, nhưng chúng tôi vẫn bị chặn lại ở cổng Lâm trường U Minh 2 để “xin lệnh” lãnh đạo. Đất rừng phương Nam đã chuyển mùa mưa, nhưng vẫn ám ảnh cháy rừng. Mấy ông nhà báo, nhà văn lại hay phì phèo thuốc lá. Nguyên tắc là đúng. Cuối cùng thì lâm trường cũng cho vào. Giám đốc Sáu Sử phóng khoáng cho mượn cả một chiếc tắc ráng và tài công, lại còn rủ rê: “Nếu kịp ra sớm, thì ghé văn phòng tui mần chút rượu cho vui”.

Ngoài bìa rừng, dân cư đông đúc, nhưng vào sâu càng thưa thớt dần. Thi thoảng mới thấy vài ngôi nhà lá nằm nép mình dưới tán tràm bên bờ sông, nhưng hiếm bóng người. Quang cảnh buồn buồn giống như thời dân đi kinh tế mới ngày xưa. “Ban ngày, thanh niên vào rừng, gác kèo ong hết rồi. Chỉ còn ông bà già, con nít ở nhà thôi” - Tài công Minh nói như sợ chúng tôi buồn.

Chiếc tắc ráng lạch tạch cặp mũi vào nhà ông Hai Nghiệp, một cựu dân mấy đời bám rừng U Minh. Tưởng chúng tôi là lái mật ong, nhưng khi thấy cái máy ảnh nhà báo, thì ông già đất phương Nam này cười rổn rảng: “Bay ngồi lâu lâu được hông để qua kêu sắp nhỏ mần nồi cháo rắn nhậu chơi? Con ri cá bự cùm tay này thiệt tận số, bơi dính lưới cá của qua hồi đêm…”.

Dân miệt rừng quanh năm hiếm khách, nên chơi phóng khoáng hết mình. Nhưng tôi chỉ liếc qua căn nhà lá trống huơ hoác cũng biết gia cảnh chẳng khấm khá gì. Chờ con gái chụm lửa nồi cháo, ông Hai Nghiệp rót rượu uống suông, khề khà như gặp tâm giao: “Xứ này mần lúa thất lắm. Cả nhà qua sống nhờ gác kèo ong. Cái nghề sơn tràng tìm ong, hút nhụy này cũng đủ cơm cháo, xị rượu qua ngày”.

Chuyện mần ăn

Vẫy mấy người bạn đi rừng về xáp vô chiếu rượu cho đông vui, ông Hai Nghiệp tâm sự với tôi hầu hết cựu dân miệt thứ, U Minh đều rành rẽ ngón gác kèo ong. Ở đây, ong là của trời. Người gác kèo hơn thua nhau kinh nghiệm tìm trảng rừng và chọn cây theo hướng nắng, hướng gió để ong ưng về làm tổ. Tuy nhiên, nghề thuận tay của dân xứ này giờ không còn dễ ăn như xưa. Ngoài lý do rừng tràm ngày một teo tóp, nghề nuôi ong công nghiệp đang phát triển mạnh đã hạ giá mật ong xuống dần. Với giá 25-30 ngàn đồng/lít mật ong giao tại rừng hiện nay, tía con Hai Nghiệp mỗi năm chỉ kiếm được khoảng 30 triệu đồng trên 400 kèo ong của mình. Số tiền này phải dè sẻn lắm mới nuôi nổi lít chít bảy người trong gia đình ba thế hệ...


Cây tràm rớt giá làm người dân U Minh thêm nghèo



Bận trước, về U Minh, tôi đi đến đâu cũng nghe rôm rả chuyện trồng tràm, kiếm ăn. Nhưng bây giờ, loại cây đặc trưng miệt này rớt giá thê thảm. Chuyện thời sự sinh kế chỉ xoay quanh con ong, con tôm và cây lúa. Thật ra, hầu hết diện tích đất phèn lợ xứ này không thuận với lúa, hơn nữa việc quanh năm giữ nước chân bảo vệ rừng cũng làm khó nông nghiệp. Có thời, nhiều thửa ruộng ở đây bị đào phá tơi bời để chuyển sang nuôi tôm. Chuyện đụng chạm giữa người nuôi tôm làm nước mặn chảy sang ruộng người trồng lúa nóng như “chiến tranh”. May mà mấy vụ lúa bận này gặp hồi phất giá, nên dân xứ rừng lại hào hứng với cây lúa, dù năng suất còn thấp xa so với miệt Đồng Tháp Mười hay tứ giác Long Xuyên.

Tuy nhiên, cái khổ của dân miệt này là ruộng quá ít. Thêm nữa, nó lại đang tập trung dần vào tay một số người có điều kiện, đầu óc làm ăn. Buổi tối, trăng lưỡi liềm xanh leo lét đỉnh đầu, tôi ngồi tắc ráng xuôi về xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, thì đụng lúc vợ chồng anh Tư Thời đi cắt lúa mướn về. Họ giống như nhiều người dân xứ này là ở giữa trời đất mênh mông nhưng lại không có nổi manh đất dựng chòi. Chuyện bắt đầu từ bận địa phương có chủ trương đưa dân vô giữ đất, giữ rừng U Minh. Và đa số người mới được đưa vào rừng là dân nghèo, thậm chí rất nghèo. Sau đó, nhiều người được phân khoảng rừng tràm, một số người được chia thêm mảnh ruộng nhỏ.


Đốt than ở U Minh



Sự khó khăn bắt đầu lộ diện khi rừng sinh lợi quá chậm (và quá ít) trong khi hạt lúa trồng xen kẽ đất rừng lại cho năng suất rất thấp. Những người tay trắng tiếp tục trắng tay, rồi đâm nợ nần khi gia đình đụng chuyện bệnh tật hay cưới chạp, tang ma, việc học hành con cái. Nhiều người phải cầm cố ruộng đất lấy vàng xoay xở chuyện gia đình. Rồi sau đó, họ làm thuê trên chính mảnh đất của mình, mà không dám mơ có ngày chuộc lại được đất với giá vàng lên ào như hiện nay.

Suốt cả buổi tối, vợ chồng Tư Thời thay nhau cời đống lửa tràm hun muỗi, để rề rà tâm sự với tôi trên manh chiếu trải giữa sân. Bao bận rồi đi đi lại lại miệt này, tôi thấy nhiều người quê U Minh vẫn bàng bạc cảnh nghèo xưa. Bữa cơm tối chỉ có mấy con cá rô nướng dầm nước mắm ớt ăn với cọng hoa súng dại. Hai vợ chồng ngài ngại đẩy đưa dành mình cá cho khách. Quê họ xứ Bạc Liêu, vào rừng U Minh đã mười năm, và cũng gần chừng ấy năm, họ ở thuê trên mảnh đất của mình khi đã phải đem đi cầm cố hai lượng vàng để chữa bệnh cho con…

Thấy khách phương xa ghé thăm, bà con trong kênh Nguyễn Phích chống xuồng sang nhà Tư Thời chơi. Trăng lưỡi liềm khuất sau ngọn tràm. Điện lưới chưa về. Ánh sáng còn lại chỉ là lửa cành tràm leo lét cháy giữa sân. Chuyện đời, chuyện việc cứ miên man như không có hồi kết thúc. Cả xóm Tư Thời với mấy chục mái nhà chỉ có vài gia đình kha khá nhờ tích tụ thêm được đất đai từ những người phải cầm đất. Họ cũng không làm, mà hầu hết đất đều cho người nghèo làm tô (thuê đất) với tỷ lệ khoảng 4-6. Số đất còn lại thì mở mang vuông tôm nuôi quảng canh. Nguồn thu nhập này cộng thêm với chút hoa lợi tỉa rừng đã giúp họ trở thành nhà giàu miệt rừng, dù chẳng là móng tay gì so với dân buôn thành phố.

Ngược lại, người nghèo thì quay quắt làm thuê và sống bám rừng. Ngoài gác kèo ong, trai tráng, thậm chí cả phụ nữ, con nít miệt này còn biết giăng câu, đặt trúm lươn, bắt rắn đổi gạo. Đặc biệt, một số phụ nữ nghèo còn lượm lặt tràm dạt trong rừng về đốt than. Một nghề cổ và chỉ có người nghèo mới làm ở U Minh. Khoảng hai ngày, họ đốt được một bao than 40.000 đồng đổi ra bốn, năm ký gạo thường.

Trời đêm gần qua ngày mới, nhưng xóm quê vẫn quây quần bên đống lửa, bởi hiếm khi họ được đông vui như vậy. Thanh niên uống rượu, gõ soong chảo, ca cổ. Còn người già rỉ rả tâm sự với nhau. Ông Tám Lửa, 62 tuổi, từ miệt An Biên, Kiên Giang qua đây lập nghiệp đã bảy năm, kể cho tôi nghe ước mơ của mình là một ngày nào đó sẽ có được vuông tôm.

Ông khề khà nói tôm nuôi quảng canh ở đây kém xa so với nuôi công nghiệp, nhưng dù sao vẫn sống khỏe hơn bám rừng tràm. Chuyện nghịch lý là cây tràm muôn thuở ở U Minh lại đang phát triển rất kém trên chính mảnh đất này. Lý do là dân vô sống xen với rừng làm gia tăng nguy cơ cháy, nên các lâm trường phải đắp cống, giữ nước bảo vệ chân rừng quanh năm. Chính vì vậy, cây tràm cũng còi cọc, chậm lớn theo. Người dân muốn nuôi tôm lắm, nhưng đất nông nghiệp có hạn. Còn đất rừng thì bị cấm, có lén lút phá nuôi tôm cũng chẳng được bao nhiêu mà lại vi phạm luật pháp...

Tình người hào sảng


Nghèo nhưng người U Minh vẫn vui vẻ, hào sảng


Những ngày rong chơi miệt thứ, tôi theo người bạn lang thang khắp nơi. Đoạn đi được xe máy, có đoạn phải ngồi tắc ráng. Thị trấn U Minh bây giờ đã thay đổi nhiều, đường trải nhựa láng, khách sạn chưa có nhưng nhà nghỉ cũng đã trang bị máy lạnh chạy êm ru. Quán xá có đủ cà phê Trung Nguyên, bia lon, thuốc lá đắt tiền. Chẳng bù cho mới hơn mươi năm trước, lần đầu tôi về đây phải ngồi tắc ráng vì đi xe không qua nổi đường đất lầy lội. Nhà nghỉ chưa có. Đêm không điện. Tôi ngủ nhờ nhà dân, mà không thể nào chợp mắt được vì tiếng muỗi bầy bay o o như gió mưa.

Ngược về miệt thứ, U Minh Thượng, Kiên Giang, đường sá tuy còn hẹp, nhưng cũng đã phẳng lì. Nhiều đoạn đất lún, người ta không trải nhựa, mà đổ bê tông kiên cố thành từng ô để chống hư đường. Mưa đã vào mùa chính. Ruộng, vườn hai bên đường một màu xanh um.


Đường sá ở U Minh bây giờ đã đẹp hơn xưa



Buổi chiều, tôi rủ anh bạn vô xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tìm cựu dân U Minh để nghe chuyện xưa. Cái thời “xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha” của bác Ba Phi đã xa ngái. U Minh hoang vắng, kỳ bí của Đoàn Giỏi cũng trở thành dĩ vãng. Nhưng thật lạ là hình như khí huyết, tâm tính hào sảng của người dân U Minh xưa vẫn đang rần rật chảy trong hậu duệ thời nay. Ông Tám Khìa, một bạn nhậu trẻ của bác Ba Phi lúc còn sống, đã 74 tuổi, vẫn đi đồng làm lúa phăm phăm. Thấy khách ghé nhà, chưa biết tên tuổi, nghề nghiệp gì ráo, ông đã í ới gọi cháu dâu bỏ ruộng về nhà bắt vịt, đãi khách.

Cảnh nghèo của họ lồ lộ qua mấy cái nồi nhôm đen đúa, sứt mẻ, chắc già hơn cả tuổi tôi. Việc họ phải tính toán để sinh tồn trong nghèo khó cũng lộ diện ở cái bóng đèn tiết kiệm điện bé xíu dùng cho căn nhà ba gian rộng huơ hoác. Tuy nhiên, lòng hào sảng, hiếu khách thì ngược hẳn với sự nghèo khổ của họ. Ông Tám Khìa kêu cháu dâu làm một con vịt nấu cháo vẫn sợ thiếu, lại kêu làm thêm một con nữa để đắp đất sét nướng. Cái thứ vịt xiêm thả đồng nướng vùi tro trấu, chấm muối ớt, ăn ngon quên cả no.


Đa số đất đai U Minh không hợp với cây lúa



Tâm sự của người cựu dân U Minh này nghe mênh mang như tiếng chim chiều đang chao chát về tổ. Nhiều đứa con cháu của ông đã bỏ rừng về thành phố, nhưng ông không thể dứt ra được. Tôi có hỏi gặng thì ông cũng chẳng thể trả lời làm sao cho chính xác. Ông chỉ biết rằng đất rừng U Minh như là một cái gì đó nằm khuất sâu trong máu thịt của mình, để chỉ đi xa vài hôm ông lại nhớ nó như nhớ mùi hương tràm, nhớ tiếng cá quẫy, chim kêu lay lắt lòng người…

Tôi khà ly rượu với ông mà cứ ngai ngái lo không biết mai này những người nặng lòng với U Minh như ông khuất bóng thì đất rừng này sẽ như thế nào? Tôi chỉ sợ lúc ấy về U Minh mà lại ngẩn ngơ nhớ U Minh!

2Miet Thu que toi Empty Re: Miet Thu que toi Sat Nov 20, 2010 1:15 pm

tobe


Sao cap 1
Sao cap 1

minh chua den bao gio, minh nghi o que ban co le tho mong lam

3Miet Thu que toi Empty Re: Miet Thu que toi Fri Nov 26, 2010 6:45 am

gilrxinhonline


Sao cap 1
Sao cap 1

minh cung muon den do mot lan cho biet, minh co nhieu ban o duoi do lam,

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết